Trong thời đại số hóa, việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là xu thế tất yếu. Triển khai hóa đơn điện tử sẽ góp phần giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, mang lại lợi ích thiết thực đối với tổ chức, cá nhân mua - bán hàng hóa, dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế cũng như cơ quan quản lý thuế. Để tìm hiểu rõ hơn về những ưu điểm của hóa đơn điện tử cũng như các quy định về loại hóa đơn này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Có các loại hóa đơn điện tử như:
- Hóa đơn giá trị gia tăng: hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Hóa đơn bán hàng: hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
- Các loại hóa đơn khác: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử,...
Việc sử dụng hóa đơn điện tử cho phép người mua tra cứu, đối chiếu hóa đơn điện tử do người bán cung cấp một cách nhanh chóng, dễ dàng. Điều này sẽ tạo sự yên tâm cũng như tiết kiệm tối đa thời gian chờ đợi. Thêm vào đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng khắc phục hoàn toàn các rủi ro khi sử dụng hóa đơn giấy như làm mất, làm hỏng, làm cháy hóa đơn.
Sử dụng hóa đơn điện tử giúp giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan đến hóa đơn, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp và giảm chi phí liên quan tới việc in ấn, chuyển phát, bảo quản, lưu trữ hóa đơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng ngăn chặn tình trạng mất mát hóa đơn trong quá trình vận chuyển, giao nhận; từ đó giảm thiểu các vụ việc tranh chấp, kiện tụng do các lỗi thất lạc hoặc giao chậm trễ hóa đơn.
Chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là bước đi đúng đắn trong công cuộc cải cách hành chính. Triển khai hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về người nộp thuế; tạo điện kiện thuận lợi cho việc phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Mặt khác, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã xác thực của cơ quan thuế nên không thể làm giả. Điều này góp phần ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp gian lận thuế, trốn thuế; từ đó giảm thiểu gánh nặng cho công tác quản lý thuế.
>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ kế toán trọn gói
Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
- Tổng số tiền thanh toán;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp gửi Tờ khai điện tử Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT (ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.
- Trong vòng 1 ngày làm việc, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc gửi thông báo điện tử trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến hóa đơn điện tử. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ Trường Thành theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời!
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com
Website: https://ketoantruongthanh.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn