Mẫu sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động dùng cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh là mẫu sổ số S5-HKD ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 88/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Mục lục bài viết
ẨnHộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động để theo dõi tiền lương và các khoản nộp theo lương mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải trả, đã chi trả và còn phải trả cho người lao động. Dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo mẫu sổ này cũng như tìm hiểu phương pháp ghi sổ chuẩn xác.
Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động mẫu S5-HKD
HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:………… Mẫu số S5-HKD
Địa chỉ:………………….... (Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC
ngày 11/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN NỘP THEO LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Năm.......................
Ngày, tháng ghi sổ |
Chứng từ |
Diễn giải |
Tiền lương và thu nhập của người lao động |
BHXH |
BHYT |
BHTN |
.... |
|||||||||
Số hiệu |
Ngày, tháng |
Số phải trả |
Số đã trả |
Số còn phải trả |
Số phải trả |
Số đã trả |
Số còn phải trả |
Số phải trả |
Số đã trả |
Số còn phải trả |
Số phải trả |
Số đã trả |
Số còn phải trả |
|||
A |
B |
C |
D |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
- Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ .......... - Cộng số phát sinh trong kỳ - Số dư cuối kỳ |
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI LẬP BIỂU NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/
(Ký, họ tên) CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)
>>Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất 2023
- Mẫu bảng thanh toán tiền lương cho doanh nghiệp
Phương pháp ghi sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động
Căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan đến tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương để hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ghi sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động như sau:
- Cột A: Ghi theo ngày, tháng mà các chứng từ kế toán về tiền lương, các khoản nộp theo lương được ghi chép vào sổ kế toán.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của các chứng từ kế toán về tiền lương, các khoản nộp theo lương sử dụng để ghi chép vào sổ kế toán. Các chứng từ kế toán là Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động, phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng về thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động cho cơ quan BHXH.
- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phục vụ cho việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về các khoản phải trả, đã trả và còn phải trả về tiền lương, các khoản phải nộp theo lương của người lao động khi cần thiết.
- Cột 1, 2, 3: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả người lao động về tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 1 là số liệu tại cột số 18 của Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động. Căn cứ ghi vào cột 2 là các chứng từ chi trả tiền lương và thu nhập cho người lao động (phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng) và còn cột 3 là chênh lệch số liệu giữa cột 1 và cột 2.
- Cột 4, 5, 6: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cơ quan BHXH về BHXH của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 4 là tổng số BHXH phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 5 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHXH cho cơ quan BHXH. Cột 6 là chênh lệch số liệu giữa cột 4 và cột 5.
- Cột 7, 8, 9: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cho cơ quan BHXH về BHYT của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 7 là tổng số BHYT phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 8 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHYT cho cơ quan BHXH. Cột 9 là chênh lệch số liệu giữa cột 7 và cột 8.
- Cột 10, 11, 12: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cho cơ quan BHXH về BHTN của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 10 là tổng số BNTN phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 11 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHTN cho cơ quan BHXH. Cột 12 là chênh lệch số liệu giữa cột 10 và cột 11.
Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có chỉnh sửa biểu mẫu Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động theo thực tế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì căn cứ vào hướng dẫn nêu trên để lấy số liệu ghi sổ kế toán cho phù hợp.