Ngành vận tải là một ngành quan trọng đối với xã hội ngày nay, vậy thuế đối với ngành vận tải như thế nào hay cụ thể hơn là ngành vận tải phải nộp những loại thuế gì? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
ẨnNgành vận tải là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng.Vậy thì thuế với ngành vận tải này như thế nào, có những loại thuế nào cần đóng đối với ngành vận tải hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây
Các loại thuế ngành vận tải phải đóng
1. Thuế môn bài
1.1 Đối với tổ chức:
Căn cứ ào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký:
- Trên 10 tỷ đồng : 3 triệu / 1 năm
- 10 tỷ đồng trở xuống : 2 triệu / 1 năm
- Chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tê khác :1 triệu / 1 năm
1.2 Đối với cá nhân
Doanh thu Tiền lệ phí môn bài
- Trên 500 triệu / năm: 1 triệu đồng / năm
- Trên 300- 500 triệu / năm : 500.000 đồng / năm
- Trên 100-300 triệu / năm : 300.000 đồng / năm
- 100 triệu trở xuống: Miễn lệ phí môn bài
2. Thuế GTGT
2.1 Với tổ chức
Tổ chức kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì số thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó ta có:
Trong đó ta có thể xác định:
- Số thuế Giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn Giá trị gia tăng
- Số thuế Giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn Giá trị gia tăng
- Trường hợp tổ chức kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Tỷ lệ % x với doanh thu
- Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định đối với hoạt động kinh doanh vận tải là 3%;
- Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
2.2 Đối với cá nhân
Doanh thu trên 100 triệu đồng
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng
- Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn (đối với cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế).
- Đối với hoạt động kinh doanh vận tải thì tỷ lệ % thuế giá trị gi tăng được quy định là 3%
3. Thuế TNDN, Thuế TNCN
3.1 Thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = [thu nhập tính thuế - phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ(nếu có) ] x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - thu nhập được miễn thuế - các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước
- Thu nhập chịu thuế = ( Doanh thu - Chi phí được trừ) + Thu nhập chịu thuế khác
3.2 Thuế TNCN
Đối với cá nhân kinh doanh vận tải thì thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp | = | Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân | x | Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân |
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn (đối với cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế).
- Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động kinh doanh vận tải được quy định là 1,5%.
>>>Có thể bạn quan tâm: Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
4. Thu nhâp được miễn thuế
1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải.
9. Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
10. Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.
11. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Lời kết
Trên đây là những loại thuế mà ngành vận tải phải nôp. Nếu còn những điều thắc mắc hay những chỗ chưa hiểu hãy liên hệ ngay tới Kế toán Trường Thành nhận được sự tư vấn và hỗ trợ sớm nhất
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com