Ngành nhà hàng khách sạn là ngành dịch vụ chuyên về các hình thức giải trí, vui chơi, nghỉ dưỡng và các dịch vụ ăn uống.Vậy thuế đối với ngành này như thế nào hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ
Mục lục bài viết
ẨnDịch vụ là một ngành đang rất phát triển trong nước và ngoài nước, trong đó có nhà hàng và khách sạn cũng nằm trong ngành này. Vậy thuế đối với nhà hàng khách sạn như thế nào và có những gì cần biết? Mời các bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây để tìm hiểu rõ
Thuế với nhà hàng
1. Các loại thuế với nhà hàng
Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
1.1 Thuế môn bài
Thuế môn bài là một loại thuế cố định mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải trả cho nhà nước với mục đích kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế tại một địa phương cụ thể. Thuế môn bài thường áp dụng cho các ngành nghề hoặc loại hình kinh doanh cụ thể và có mức thuế cố định không thay đổi dựa trên doanh thu hoặc lợi nhuận.
Thuế môn bài áp dụng cho các hoạt động kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất, dịch vụ gia đình, quán karaoke, và nhiều hoạt động kinh doanh khác.
Mức lệ phí (thuế) môn bài với hộ kinh doanh được quy định như sau:
- Nếu nhà hàng có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm, lệ phí môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng/năm.
- Nhà hàng có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm phải nộp 500.000 đồng/năm.
- Nhà hàng có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm phải nộp 300.000 đồng/năm.
1.2. Thuế giá trị gia tăng
Tùy vào từng loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà áp dụng các mức thuế giá trị gia tăng phù hợp như 0%, 5% và 10%. Ngoài ra các quy định về giảm thuế, miễn thuế GTGT sẽ được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật của nhà nước.
Đối với kinh doanh nhà hàng, hiện tại tỷ lệ % thuế GTGT quy định là 3%. Và được tính theo công thức:
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT * 3%
1.3. Thuế thu nhập cá nhân
Đối với kinh doanh nhà hàng, Tỷ lệ % thuế TNCN quy định là 1.5%. Mức thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức:
Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN x 1.5%
2. Các khoản trừ thuế
- Chi phí nhân sự: Nhân viên là yếu tố không thể thiếu để nhà hàng có thể duy trì hoạt động một cách trơn tru nhất Và tất cả tiền lương cũng như các khoản chi phí khác cho nhân viên như phúc lợi dùng cơm trưa có thể được khấu trừ vào thuế thu nhập của nhà hàng,. Ngoài ra, bạn vẫn phải trả riêng thuế quỹ lương cho họ theo đúng biên chế đã thỏa thuận.
- Phí tiếp thị, quảng bá nhà hàng: Các hoạt động tiếp thị chiếm không ít ngân sách của nhà hàng và nó giúp cho chủ nhà hàng quảng bá, phát triển tên tuổi thương hiệu của mình.
- Thiết bị, dụng cụ: Đừng quên chi phí cho các vật dụng cần thiết như lò nướng, nồi chiên, bếp, máy rửa chén, tủ lạnh, hay ngay cả một đôi đũa, cùng tất cả các chi phí sửa chữa và bảo trì chúng khi tính toán mức khấu trừ thuế của mình.
- Chi phí thực phẩm: Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng nhà hàng mà khoản chi phí này có thể dao động từ 28% đến 40% trên tổng doanh thu. Thế nhưng dù là bao nhiêu đi nữa thì hẳn bạn vẫn sẽ muốn giảm loại chi phí này.
- Chi phí giấy tờ: Bao gồm tất cả các giấy phép kinh doanh mà nhà hàng cần để có thể hoạt động hợp pháp và được sự bảo hộ của nhà nước. Các vấn đề như nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, xin giấy phép xây dựng hay tư vấn pháp lý đều có thể khiến chi phí vận hành tăng lên, và những khoản chi trả này đều được phép khấu trừ vào thuế nhà hàng.
- Tiền bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm nhà hàng, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm nhân viên, bảo phương cơ sở vật chất, tất cả đều được khấu trừ vào thuế nhà hàng.
>>>Có thể bạn quan tâm: Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Thuế với khách sạn
Các loại thuế phải nộp: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân theo quy định,Thuế môn bài theo quy định.
1. Thuế GTGT
- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Thuế suất thuế GTGT 10% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc mức thuế suất 0% và 5%. Mà dịch vụ khách sạn không thuộc mức thuế suất 0% và 5%. Trước đây, dịch vụ khách sạn có thuế VAT là 10% mà dịch vụ khách sạn cũng không thuộc trường hợp không được giảm thuế.
2. Thuế TNCN
- Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
- Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng với dịch vụ lưu trú là 2%. Như vậy, khi khai báo thuế khách sạn thì số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 2%.
3. Thuế môn bài
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500.000.000 đồng/năm: đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm.
- Doanh thu trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
- Doanh thu trên 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn phí môn bài.
Lời kết
Trên đây là những điều cần biết về thuế với nhà hàng khách sạn, còn điều gì cần giải đáp hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com
Website: https://ketoantruongthanh.vn/