Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, người lao động cần nắm rõ các quy định liên quan.
Mục lục bài viết
ẨnChế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với đối tượng nào? Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định ra sao? Mức trợ cấp một lần, mức trợ cấp hằng tháng là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi này.
Đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
>>>Có thể bạn quan tâm: Chế độ ốm đau khi tham gia bảo hiểm xã hội
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc các trường hợp nêu trên.
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.
Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH gồm:
Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp | Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn |
Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp | Bệnh giảm áp nghề nghiệp |
Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp | Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân |
Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp | Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ |
Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp | Bệnh phóng xạ nghề nghiệp |
Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp | Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp |
Bệnh hen nghề nghiệp | Bệnh nốt dầu nghề nghiệp |
Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp | Bệnh sạm da nghề nghiệp |
Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng | Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm |
Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài |
Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su |
Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp | Bệnh Leptospira nghề nghiệp |
Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp | Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp |
Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp | Bệnh lao nghề nghiệp |
Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp | Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp |
Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp | Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp |
Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp | Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp |
>>>Xem thêm: Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023
Trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng
Trợ cấp một lần
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp hằng tháng
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ Kế toán Trường Thành theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com
Website: https://ketoantruongthanh.vn/