Kiểm tra viên thuế là một chức danh thuộc ngạch công chức chuyên ngành thuế. Chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn về phẩm chất và nghiệp vụ đối với kiểm tra viên thuế được quy định tại Thông tư số 29/2022/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Mục lục bài viết
ẨnKiểm tra viên thuế có chức trách, nhiệm vụ gì? Tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí này được quy định ra sao? Điều kiện đăng ký dự tuyển ngạch Kiểm tra viên thuế là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chức trách và nhiệm vụ của kiểm tra viên thuế
Chức trách của kiểm tra viên thuế
Kiểm tra viên thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.
Nhiệm vụ của kiểm tra viên thuế
- Tham gia xây dựng các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thu; xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện:
+ Hướng dẫn và tiếp nhận các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
+ Theo dõi, đôn đốc đối tượng nộp thuế, nộp đầy đủ kịp thời số thuế và số thu khác vào Kho bạc Nhà nước;
+ Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;
+ Nắm rõ tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao;
+ Phân tích đánh giá tình hình tài chính, lãi lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, đề xuất biện pháp quản lý và xử lý kịp thời các khoản nợ thuế;
+ Đề xuất và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế cho phù hợp với tình hình quản lý của ngành và địa phương;
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý;
- Thực hiện kiểm tra công việc thuộc phần hành quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn ở ngạch dưới;
- Quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định của Nhà nước.
>>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ kế toán trọn gói
Tiêu chuẩn về phẩm chất đối với kiểm tra viên thuế
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm tra viên thuế
- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý có liên quan đến phần công việc được giao;
- Nắm được những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển, chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và ngành Thuế, các chính sách kinh tế tài chính liên quan;
- Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu trong lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu; sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm quản lý thuế và các công cụ khác;
- Nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế;
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện công việc thuộc phần hành được giao; kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ về thuế; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và kiểm tra công việc được giao và kỹ năng đọc, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với kiểm tra viên thuế
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với các ngành, chuyên ngành đào tạo cụ thể như sau:
+ Ngành hoặc chuyên ngành về Thuế, gồm: Thuế, Thuế - Hải quan, Hải quan.
+ Ngành hoặc các chuyên ngành về Kế toán, gồm: Kế toán, Kế toán - Kiểm toán, Kế toán doanh nghiệp, Kế toán công, Kiểm toán.
+ Ngành hoặc các chuyên ngành về Tài chính, gồm: Tài chính, Tài chính - Ngân hàng, Tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính kế toán, Tài chính quốc tế.
+ Ngành hoặc các chuyên ngành về Kinh tế, gồm: Kinh doanh; Kinh tế Quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Kinh doanh thương mại, Ngân hàng, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Ngoại Thương, Kinh tế, Quản lý kinh doanh, Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế, Kinh tế đầu tư, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại, Quản trị thương mại, Kinh tế học, Thương mại điện tử, Kinh tế ngoại thương, Thương mại đối ngoại, Kinh tế phát triển, Thương mại quốc tế, Kinh tế và thương mại quốc tế, Thống kê kinh tế, Kinh tế vận tải biển, Kinh tế và quản lý công, Thống kê kinh doanh.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.