Doanh nghiệp của bạn luôn phải đóng một khoản thuế khổng lồ cho các cơ quan nhà nước có thể gây ảnh hưởng lớn tới tình hình phát triển của công ty, bạn không biết tối ưu sao cho hợp lí mà vẫn hợp pháp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục bài viết
Ẩn1. Các loại thuế mà doanh nghiệp thường phải đóng .
Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp thường phải đóng bao gồm:
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax): Đây là loại thuế áp dụng trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Mức thuế thông thường là 20%, nhưng có thể khác nhau tùy theo loại hình kinh doanh và quy định pháp luật.
-
Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT): Thuế VAT áp dụng cho các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ tại Việt Nam. Mức thuế VAT thời điểm hiện tại là 8% hoặc 5% đối với một số mặt hàng quan trọng.
-
Thuế thu nhập cá nhân (Personal Income Tax): Đối với các doanh nghiệp có người lao động, họ cần trích và nộp thuế thu nhập cá nhân từ mức lương của nhân viên. Mức thuế và cách tính thay đổi tùy theo mức lương.
-
Thuế nhập khẩu và xuất khẩu: Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu cần phải trả các loại thuế liên quan đến giao dịch hàng hóa qua biên giới.
-
Thuế môi trường: Được áp dụng đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-
Thuế chuyển nhượng tài sản: Áp dụng khi doanh nghiệp chuyển nhượng tài sản như đất đai, nhà cửa, cổ phiếu.
-
Thuế bất động sản: Áp dụng cho các tài sản bất động sản như đất đai, nhà cửa.
-
Thuế thuê đất và tài nguyên: Được đánh thuế đối với việc sử dụng đất và các tài nguyên thiên nhiên.
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng cho các mặt hàng như xăng, dầu, thuốc lá, các loại đồ uống có cồn, và một số mặt hàng khác.
-
Thuế trước bạ ô tô: Đối với việc mua bán và đăng ký xe ô tô.
-
Thuế doanh nghiệp địa phương: Các loại thuế và phí địa phương như thuế môi trường địa phương, phí dịch vụ, và các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp tại cấp địa phương.
Ngoài ra tùy thuộc vào một số ngành nghề khác nhau mà sẽ có thể thêm hoặc giảm bớt một số loại thuế đặc trưng
>>>Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ
2. Chi phí đóng thuế của một doanh nghiệp có thể tính như thế nào?
Số tiền chi phí thuế mà một doanh nghiệp phải đóng trong một năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, quy định thuế của quốc gia và khu vực mà doanh nghiệp hoạt động, cũng như các loại thuế cụ thể mà doanh nghiệp phải đóng.
Để tính toán chí phí thuế, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
-
Xác định doanh thu và lợi nhuận: Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định doanh thu và lợi nhuận sau thuế của họ trong năm tài chính.
-
Áp dụng mức thuế: Dựa trên loại hình kinh doanh và quy định thuế của quốc gia, doanh nghiệp sẽ tính toán mức thuế phải đóng cho từng loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế thuế cá nhân, và các loại thuế khác.
-
Tính toán và ghi nhận: Các khoản thuế cần được tính toán dựa trên thuế đã tính và mức doanh thu/lợi nhuận. Sau đó, doanh nghiệp sẽ ghi nhận số tiền thuế này trong báo cáo tài chính và chuẩn bị để nộp thuế.
-
Nộp thuế: Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ phải nộp các khoản thuế này cho cơ quan thuế theo quy định.
Tuy nhiên, việc tính toán chí phí thuế là một quá trình phức tạp và chính xác, cần sự hiểu biết về quy định thuế và tài chính. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên tài chính của một doanh nghiệp và cần tính toán chi phí thuế chính xác, tôi khuyên bạn nên chọn tư vấn với một chuyên gia thuế hoặc kế toán có kinh nghiệm để đảm bảo tính toán thuế đúng cách và tuân thủ quy định thuế hiện hành.
3. Thực trạng tối ưu hóa chi phí thuế hiện nay tại các doanh nghiệp
“Thuế vừa là chi phí, vừa là pháp luật”. Theo thống kê có tới 80% chủ Doanh nghiệp không nắm bắt được thuế, quy chuẩn hồ sơ chứng từ, nghiệm thu công việc kế toán,… dẫn tới mức phạt có thể lên tới tiền tỷ, và người đền bù thiệt hại chính là chủ doanh nghiệp. Có thể nói, không giám đốc nào lại không có những nỗi lo và bức xúc về thuế. Vì thuế liên quan đến 2 vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp, đó là “Tiết kiệm chi phí” và “tuân thủ pháp luật”.
Việc doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí thuế biến thành hành vi trốn thuế xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Một số biện pháp điển hình mà doanh nghiệp thường sử dụng để trốn thuế có thể kể đến như: kê khai thuế không đầy đủ với sự giúp sức của hai hay thậm chí là nhiều hệ thống sổ sách; mua bán khống, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để ghi nhận tăng chi phí đầu vào; kê khai thiếu thu nhập chịu thuế; đưa các khoản chi phí cá nhân vào chi phí được trừ của doanh nghiệp
Trốn thuế là việc thực hiện những phương pháp mà pháp luật không cho phép nhằm làm giảm số tiền thuế phải nộp. Và hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án vi phạm pháp luật. Một số thực trạng liên quan đến trốn thuế hiện nay của các doanh nghiệp như: Giấu doanh thu, xuất hoá đơn các liên có giá trị khác nhau, xuất hóa đơn thấp hơn giá thực tế: Mặc dù các giao dịch mua bán có giá trị từ 200.000 đồng thì người bán phải xuất hóa đơn cho người mua. Nhưng thực tế, với những người mua không yêu cầu hóa đơn, người bán sẽ cố tình không xuất hóa đơn để trốn doanh thu. Như vậy, thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp sẽ giảm. Hệ quả của trường hợp này là hàng tồn kho ảo và kế toán lại chật vật xử lý xuất từ mã này sang mã kia, hay tạo thủ tục thanh lý, hủy hàng giả tạo. Ở khâu sản xuất, đặc biệt là DN sản xuất theo đơn hàng, định mức không cố định mà thay đổi tuỳ quy cách sản phẩm, DN thường lập định mức tiêu hao báo thuế cao hơn thực tế. Hệ quả là số lượng sản xuất báo thuế sẽ nhỏ hơn thực tế và kết quả là số lượng sản phẩm trên hoá đơn bán ra thấp hơn thực tế. Doanh nghiệp dễ dàng để ngoài sổ bởi rất nhiều người tiêu dùng không cần hoá đơn.
>>>Có thể bạn quan tâm: Giải Mã 15 Sai Sót Thường Gặp Của Kế Toán và Cách Khắc Phục: Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Cần Biết
4. Giải pháp tối ưu thuế cho các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp luôn muốn làm giảm các chi phí và tăng lợi nhuận nhưng khi làm các nghĩa vụ về thuế thì doanh nghiệp lại luôn muốn làm tăng các khoản chi phí để làm sao cho không phải nộp thuế hay làm sao cho số thuế phải nộp là ít nhất. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu này, các DN cần có những giải pháp và chính sách cụ thể:
Am hiểu pháp luật: Để tối ưu thuế, việc đầu tiên là các doanh nghiệp phải am hiểu pháp luật, đặc biệt là luật thuế để vận dụng phù hợp và có lợi những quy định pháp luật hiện hành, kiểm soát chi phí thuế trong vòng khuôn khổ của pháp luật. Xây dựng hệ thống quản trị vận hành bài bản, tổ chức tốt công tác kế toán thuế để làm tốt/ ngăn ngừa rủi ro ngay từ đầu,… Xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được các hiệu quả đặt ra, mỗi DN phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức quản lý và kiểm soát cho phí tốt nhất. Bất kỳ DN nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của DN. Xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế phối hợp công việc giữa các phòng ban bộ phận trong công ty. Nếu muốn có số liệu tài chính kế toán tốt thì chỉ riêng bộ phận kế toán không đủ sức làm được mà cần sự hợp sức đồng bộ giữa các phòng ban và từ chính chủ doanh nghiệp.
Xây dựng quy trình phối hợp giữa các phòng ban: Để phối hợp với các phòng ban một cách trơn tru thì nhất định phải xây dựng hệ thống quy trình, quy chuẩn, định mức, biểu mẫu kế toán thuế và kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế nhằm tính đúng, tính đủ, đồng thời là cơ sở giải trình cho các khoản mục chi phí: giá vốn, bán hàng, quản lý, chi phí khác,…chi tiết đến từng khoản mục, không ngoại trừ các chi phí trước thành lập, chi phí góp vốn bằng tài sản, các khoản dự phòng, trích trước, khuyến mại, quà tặng, …
Lập kế hoạch tài chính: Để đưa ra kế hoạch thuế (Doanh thu – chi phí – lợi nhuận thuế) tương ứng, kiểm soát kế hoạch thuế định kỳ hàng quý/ năm, bạn nên lập kế hoạch tài chính – kinh doanh – dòng tiền trước ngày 25/12 hàng năm.
Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại: DN nên xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận DN và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ. Xây dựng các nhóm “chi phí trung tâm”. Nhóm các chi phí này bao gồm cả các chi phí cho hoạt động chức năng chủ chốt lẫn các hoạt động kinh doanh quan trọng. Mục đích của việc này nhằm quản lý tốt hơn các chi phí quan trọng và để nhận ra những khoản ngân sách có thể tiết kiệm được hiệu quả hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu cơ bản và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh trong DN.
Lập kế hoạch thuế: Khái niệm này thể hiện một tư duy mang tầm chiến lược. Đó là việc tối ưu số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Cần phân biệt việc tối ưu số thuế phải nộp chứ không phải là giảm thiểu: Giảm thiểu là việc giảm số thuế phải nộp nhưng có thể dẫn theo việc làm tăng một số khoản chi phí khác hoặc giảm thu nhập; Tối ưu hóa tức là giảm mức thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc tăng một số chi phí khác. Nói cách khác, có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu thuế thấp hơn mức độ tăng của thu nhập. Để làm được điều này đòi hỏi người lập kế hoạch phải có được tầm nhìn bao quát, tư duy kinh doanh nhạy bén và phải nắm được mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể tác động đến thu nhập của doanh nghiệp. Để có được một chiến lược thuế tốt, người lập kế hoạch cần phải lưu ý vận dụng những điều như: Giá trị thời gian của tiền: thời điểm đóng thuế là sớm hay muộn; Chênh lệch giá trị tính thuế: thu nhập chịu thuế nhiều hay ít; Chênh lệch thuế suất: do thuế suất các loại hình kinh doanh khác nhau là khác nhau, ở các nước khác nhau là khác nhau.
Nhân sự kế toán: Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chất lượng công tác kế toán thuế phụ thuộc vào chính nhân sự kế toán. Họ cần được tuyển dụng kỹ lưỡng, đánh giá năng lực chuyên môn và đặc biệt phải là người cập nhật thường xuyên chính sách. Chú trọng tới việc phát triển đội ngũ nhân sự có đủ năng lực và trình độ, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ để đem lại hiệu quả cao trong công tác quản trị, vận hành quy trình kiểm soát tuân thủ thuế.
Sử dụng phần mềm kế toán và tài chính: Công nghệ có thể hỗ trợ bạn trong việc quản lý tài chính và thuế hiệu quả hơn. Sử dụng phần mềm kế toán và tài chính để theo dõi và quản lý thông tin thuế một cách chính xác.
Tối ưu hóa chi phí thuế là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về quy định thuế và tài chính. Việc hợp tác với chuyên gia thuế và tài chính sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang thực hiện các chiến lược tối ưu hóa phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Đặt lịch để Kế toán Trường Thành tư vấn Thuế Miễn phí cho công ty bạn tại đây nhé:
5. Lời kết
Qua nội dung trên Kế Toán Trường Thành đã giới thiệu cho bạn về các khoản thuế và cách tối ưu chi phí thuế đối với doanh nghiệp của bạn , nếu có thắc mắc hay có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn :
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com