Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% xuống còn 8%; giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
Mục lục bài viết
ẨnTrong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước nhiều khó khăn như hiện nay, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng do Bộ Tài chính đề xuất được đánh giá là phương án hiệu quả để kích cầu tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Sự cần thiết của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng
Bối cảnh nền kinh tế hiện nay
Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2022, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí và lệ phí nhằm giảm nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp, người dân được triển khai thực hiện với giá trị hỗ trợ lớn, phạm vi hỗ trợ rộng đã góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, qua đó đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước.
Mặc dù kết quả thu ngân sách nhà nước của năm 2022 là tích cực nhưng lại có xu hướng giảm kể từ giữa năm 2022 và tiếp tục trong những tháng đầu năm 2023. Kết quả tăng trưởng GDP quý I/2023 tăng khoảng 3,32% so với cùng kỳ năm trước song lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra (Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ đề ra kịch bản tăng trưởng GDP quý I là 5,6%).
Các lĩnh vực ghi nhận tăng trưởng chủ yếu là dịch vụ và nông - lâm - thủy sản. Trong khi đó, công nghiệp - vốn luôn là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế - lại đang suy giảm. Nhiều khu công nghiệp đã sa thải, cắt giảm nhân sự hoặc không có đơn hàng. Điều này khiến đời sống một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn. Thực tế trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 cũng như ảnh hưởng tiêu cực tới sự phục hồi của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; từ đó tiếp tục duy trì đà phục hồi của nền kinh tế.
Giảm thuế giá trị gia tăng là giải pháp tất yếu
Trong năm 2022, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau dịch Covid19, Bộ Tài chính đã:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất, tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có quy định giảm mức thuế suất thuế GTGT đối với hầu hết các mặt hàng đang chịu thuế suất 10% xuống còn 8%. Đồng thời triển khai thực hiện các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất.
- Đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm 2022. Qua đó góp phần ổn định giá xăng dầu trong nước, kiềm chế lạm phát trước biến động giá xăng dầu thế giới tăng cao.
Các giải pháp này trong năm 2022 dự kiến hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí là khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tổng gói hỗ trợ giảm thuế GTGT đạt khoảng 44 nghìn tỷ đồng. Việc giảm thuế GTGT đã kích cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Để chủ động trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách của năm 2023, Bộ Tài chính đã đề xuất với các cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023 như:
- Gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất
- Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
- Giảm tiền thuê đất
- Giảm thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu
Cùng với đó, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT như đã áp dụng năm 2022 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là hoàn toàn cần thiết.
>>Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng 2023
Nội dung giảm thuế giá trị gia tăng
Như đã đề cập, chính sách giảm thuế GTGT năm 2022 đã mang lại nhiều tác động tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, cả phía người nộp thuế và cơ quan thuế cũng đều gặp phải những khó khăn nhất định khi xác định hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng
được giảm thuế (nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khi xác định đối tượng không được giảm thuế cần có sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành liên quan).
Do đó, năm 2023 Bộ Tài chính đề xuất:
- Giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%)
- Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
Thời gian áp dụng được tính kể từ khi chính sách được ban hành đến hết ngày 31/12/2023.
Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 5,8 nghìn tỷ/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương khoảng 35 nghìn tỷ đồng.
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.
Lời kết
Có thể nói, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng tại thời điểm này chính là liều “doping” cho các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Nếu tổ chức, doanh nghiệp của bạn cần được tư vấn về kế toán - thuế, hãy liên hệ ngay Trường Thành theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ kịp thời nhất!
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com
Website: https://ketoantruongthanh.vn/