Mẫu sổ nhật ký - sổ cái áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế được quy định theo Mẫu số S01- DNSN ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.
Mục lục bài viết
ẨnĐối với các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế, hệ thống sổ kế toán được quy định chi tiết tại Điều 11 - Thông tư 132/2018/TT-BTC. Trong đó, sổ Nhật ký - sổ cái là sổ kế toán tổng hợp quan trọng, có chức năng phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế. Dưới đây là mẫu sổ nhật ký - sổ cái cho doanh nghiệp siêu nhỏ cũng như và cách ghi sổ cụ thể, mời các bạn cùng theo dõi.
Mẫu sổ nhật ký - sổ cái (S01- DNSN) cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế
Đơn vị:…………………… Mẫu số S01-DNSN
Địa chỉ:………………….. (Ban hành kèm theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC
ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính)
SỔ NHẬT KÝ SỔ CÁI
Năm:.........
Thứ tự dòng |
Ngày tháng ghi sổ
|
Chứng từ |
Diễn giải |
Số tiền phát sinh |
Số hiệu tài khoản đối ứng |
Thứ tự dòng |
TK... |
TK... |
TK... |
TK... |
TK... |
TK... |
||||||||
Số hiệu |
Ngày tháng |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
|||||
A |
B |
C |
D |
E |
1 |
F |
G |
H |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
... |
... |
|
|
|
|
- Số dư đầu năm - Số phát sinh trong năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cộng số phát sinh trong năm - Số dư cuối năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …
- Ngày mở sổ:…
Ngày..... tháng.... năm .......
Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
>>>Xem thêm: sổ sách kế toán cho doanh nghiệp
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Chứng từ kế toán sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối kỳ. Căn cứ vào số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ kế toán tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
- Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối kỳ trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột “Phát sinh” ở phần Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản
Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối kỳ của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Nội dung và phương pháp ghi sổ nhật ký sổ cái
Về nội dung
Sổ Nhật ký - sổ cái gồm 2 phần: Nhật ký và sổ cái. Trong đó:
- Phần Nhật ký: gồm các cột "Ngày, tháng ghi sổ", cột "Số hiệu”, cột "Ngày, tháng” của chứng từ, cột “Diễn giải" nội dung nghiệp vụ và cột "Số tiền phát sinh". Phần Nhật ký dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.
- Phần Sổ cái: gồm nhiều cột, mỗi tài khoản ghi 2 cột là cột Nợ, cột Có. Số lượng cột nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các tài khoản sử dụng ở đơn vị kế toán. Phần Sổ Cái dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán).
Về phương pháp ghi sổ
Hàng ngày, mỗi khi nhận được chứng từ kế toán, người giữ Nhật ký - Sổ Cái phải kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ. Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ để xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có. Sau đó ghi các nội dung cần thiết của chứng từ kế toán vào Nhật ký - Sổ Cái.
Mỗi chứng từ kế toán được ghi vào Nhật ký - Sổ cái trên một dòng, đồng thời cả ở 2 phần: Phần Nhật ký và phần Sổ cái. Trước hết ghi vào phần Nhật ký ở các cột: Cột "Ngày, tháng ghi sổ", cột "Số hiệu" và cột "Ngày, tháng” của chứng từ, cột "Diễn giải" nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ vào số tiền ghi trên chứng từ để ghi vào cột “số tiền phát sinh”. Sau đó ghi số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cột ghi Nợ, cột ghi Có của các tài khoản liên quan trong phần Sổ cái, cụ thể:
+ Cột F, G: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng của nghiệp vụ kinh tế;
+ Cột H: Ghi số thứ tự dòng của nghiệp vụ trong Nhật ký - Sổ cái;
+ Từ cột 2 trở đi: Ghi số tiền phát sinh của mỗi tài khoản theo quan hệ đối ứng đã được định khoản ở các cột F,G.
Cuối tháng phải cộng số tiền phát sinh ở phần nhật ký và số phát sinh nợ, số phát sinh có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
Lời kết
Trên đây là mẫu sổ nhật ký - sổ cái áp dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế. Bạn quan tâm đến dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ Kế toán Trường Thành để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhất!
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com
Website: https://ketoantruongthanh.vn