Ngày nay khi mà thương mại điện tử, bán hàng online đang nổi lên khi mà rất nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng cũng đang áp dục cách thức này để kinh doanh. Thì vẫn có một số cá nhân vẫn chưa biết rằng liệu bán hàng online có phải đóng thuế không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.
Mục lục bài viết
ẨnCá nhân bán hàng online có phải đóng thuế không?
Ngày nay khi mà thương mại điện tử, bán hàng online đang nổi lên khi mà rất nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng cũng đang áp dục cách thức này để kinh doanh. Thì vẫn có một số cá nhân vẫn chưa biết rằng liệu bán hàng online có phải đóng thuế không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.
1. Cá nhân bán hàng online có phải đóng thuế hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau:
- Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy, bất kỳ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bán hàng online nếu có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định.
2. Danh sách các loại thuế cần nộp khi bán hàng online
Sau đây là 2 loại thuế mà các shop online có doanh thu trên 100 triệu/năm cần quan tâm:
2.1 Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là khoản thuế được tính dựa vào giá trị tăng thêm của hàng hoá/ dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông rồi vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Theo quy định, tỷ lệ thuế giá trị gia tăng mà người bán hàng online cần đóng là 1%.
Ví dụ: Nếu doanh thu từ hoạt động bán hàng online của shop là 500.000.000 đồng/năm. Lúc này, nhà bán hàng online phải đóng thuế giá trị gia tăng tương đương với số tiền là:
500.000.000 x 1% = 5.000.000 đồng.
2.2 Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế trực thu mà những người có thu nhập cao phải nộp dựa vào tiền lương hoặc nguồn thu khác. Hiện nay, shop cần đóng tiền thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ là 0,5%.
Ví dụ: Nếu doanh thu từ hoạt động bán hàng online của shop là 500.000.000 đồng/năm. Lúc này, khoản tiền thuế giá trị gia tăng mà bạn phải nộp vào ngân sách nhà nước là:
500.000.000 x 0,5% = 2.500.000 đồng.
3.Cơ quan chức năng quản lý thuế với cá nhân kinh doanh Online như thế nào?
Định hướng chung của cơ quan thuế là yêu cầu người kinh doanh trên mạng xã hội cung cấp các thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế cá nhân, tài khoản ngân hàng liên kết… để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn hình thức kinh doanh này.
Nâng cao khả năng kiểm soát chặt chẽ các cá nhân đóng thuế kinh doanh Online.
- Đối với trường hợp cá nhân kinh doanh có địa điểm cố định để giao dịch với khách hàng và việc quảng cáo trên mạng xã hội chỉ là một trong những hình thức mở rộng khách hàng.
- Đối với trường hợp đã thuộc diện quản lý thì cập nhật thông tin về giao dịch trên mạng của cơ sở kinh doanh để làm cơ sở điều chỉnh tăng doanh thu kinh doanh nếu phù hợp.
- Đối với trường hợp cá nhân kinh doanh không có địa điểm cố định để giao dịch với khách hàng, chỉ có địa chỉ trên mạng và số tài khoản cá nhân, bán hàng theo hình thức giao hàng tận nơi: Trường hợp này, cơ quan thuế cần phối hợp với các nhà mạng để xác định danh tính cá nhân, số tài khoản ngân hàng, phương thức giao hàng để yêu cầu cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế Thu nhập cá nhân.
- Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài (nhà thầu nước ngoài) kinh doanh thương mại điện tử có thu nhập phát sinh tại Việt Nam:
- Nếu người mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì người mua hàng có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ thuế nhà thầu để nộp thuế theo quy định.
- Trường hợp người mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ là các tổ chức, cá nhân khác thì nhà thầu nước ngoài phải kê khai, nộp thuế nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
- Trường hợp nhà thầu nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì có thể thông qua các đại lý thuế để kê khai, nộp thuế.
Vậy trên đây là nội dung về cá nhân bán hàng online có cần đóng thuế hay không và các loại thuế mà kinh doanh bán hàng online phải nộp. Khi mà ngày nay thời đại công nghệ số phát triển và theo đó bán hàng online cũng phát triển theo và mang tới thu nhập lớn cho các doanh nghiệp vì vậy cũng cần phải chú ý đến việc đóng thuế để tránh những bị phạt không đáng có.
Còn những vấn đề cần giải đáp hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán hãy liên hệ chúng tôi qua thông tin bên dưới đây:
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com
Website: https://ketoantruongthanh.vn/