Báo cáo tài chính là gì? Cách làm báo cáo tài chính

Thứ tư - 19/07/2023 21:46
Báo cáo tài chính là gì? Cách làm báo cáo tài chính và những điều cần lưu ý. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về báo cáo tài chính và cách làm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là gì? và cách làm báo cáo tài chính như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cùng chúng tôi về vấn đề này

Báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

2. Mục đích của báo cáo tài chính

Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

3. Đối tượng áp dụng BCTC

Đối tượng áp dụng BCTC là tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc

4. Thời hạn nộp BCTC

Doanh nghiệp nhà nước:

  • Theo quý: chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc  kỳ kế toán quý. Công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
  • Theo năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày

Doanh nghiệp khác:

  •  Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

5. Bộ giấy tờ cần thiết của BCTC bao gồm

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản

6. Phân loại báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được phân ra làm 2 loại:Báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất

6.1 Báo cáo tài chính tổng hợp:

1. Đối với công ty mẹ và tập đoàn, khi vừa phải lập BCTC tổng hợp vừa lập BCTC hợp nhất thì phải lập BCTC tổng hợp trước.

2. Tổng hợp theo loại hình hoạt động: Sản xuất và kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoặc sự nghiệp, sau đó mới lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa các loại hình hoạt động.

3. Trong khi lập BCTC tổng hợp giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) đã có thể phải thực hiện các quy định về hợp nhất BCTC.

6.2 Báo cáo tài chính hợp nhất:

1. BCTC hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán.

2. Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh (KQKD) hằng năm của công ty con và công ty mẹ.

3.  Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty con và công ty mẹ.

Cách lập báo cáo tài chính

Ta sẽ gồm có 7 bước cơ bản:

B1 Tập hơp, sắp xếp chứng từ kế toán

B2 Hạch toán

B3 Phân bổ, khấu hao và chi phí trả trước

B4 Hạch toán các khoản ước tính, điều chỉnh

B5 Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ sách

B6 Thực hiện các bút toán kết chuyển

B7 Lên báo cáo tài chính

>>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ

Một số vấn đề cần lưu ý khi làm báo cáo tài chính

Tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính –> hạch toán

1. Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị phải nộp vào ngân sách nhà nước hàng quý, theo quy định:

2. Nguồn tiền mặt

Ở đây, các chủ doanh nghiệp sẽ bỏ tiền túi để mua hàng, trả chi phí nhưng không kèm theo giấy tờ gì. Do vậy quỹ thiếu hụt -> lập hợp đồng mượn tiền của Sếp để bù đắp vào.

3. Tiền ngân hàng: Hãy nhớ, doanh nghiệp có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì lấy bấy nhiêu sổ phụ về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.

4. Tiền tạm ứng: Đối chiếu, tra soát để hoàn ứng nếu ứng mà chưa tiêu hết.

5. Công nợ phải thu phải trả: Lập biên bản đối chiếu công nợ phải thu, công nợ phải trả tới hết năm.

6. Hàng tồn kho

– Kiểm tra hàng nhập/ hàng xuất đã tính giá đầy đủ hay chưa?
– Tuyệt nhiên không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
– Lập dự phòng gì hay không?

7. Tài sản cố định

8. Thuế GTGT khấu trừ

9. Các khoản tiền vay, mượn

10. Thuế phải nộp

11. Lương, BHYT, BHXH, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN

– Hạch toán lương hay chưa?
– Các khoản theo lương đã trích chưa?
– Đối chiếu thông tin với cơ quan bảo hiểm.

12. Phân bổ chi phí trả trước

– Phân bổ hay chưa?
– Loại chi phí nào đã hợp lý, còn chi phí nào cần xử lý?

13. Ghi nhận thuế môn bài đầu năm tài chính

14. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm

15. Doanh thu

– Doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh thu không chịu thuế?
– Doanh thu bán hàng.
– Doanh thu tài chính.
– Các lợi nhuận khác.

16. Giá vốn

– Giá vốn không được trừ và giá vốn được trừ?
– Tính giá thành xem có vượt định mức cho phép không?
– Hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn hay chưa?

17. Chi phí

– Chi phí nào hợp lý rồi, chi phí nào chưa hợp lý?
– Chi phí quản lý
– Chi phí lãi vay (tài chính)
– Chi phí bán hàng?
– Chi phí khác

18. Kết chuyển doanh thu chi phí

Kết chuyển TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.

19. Lập quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Tạo cơ sở xác định số thuế phải nộp.

20. Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Xác định số thuế phải nộp.

21. Căn cứ vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để hạch toán vào phần mềm

22. Căn cứ quyết toán Thuế TNCN 

Tiến hành điều chỉnh giảm thuế, tăng lương hoặc ngược lại tăng thuế, giảm lương vào phần mềm

23. Lập Báo cáo tài chính -> hoàn thành.

24. Kiểm toán BCTC trước khi nộp cho cơ quan thuế theo quy định.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về báo cáo tài chính và cách làm báo cáo tài chính. Còn những thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay tới Kế toán Trường Thành để nhận sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời!!

Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com
Website: https://ketoantruongthanh.vn/

 

 

Tư vấn trực tiếp
Tư vấn qua email
Quảng cáo zalo
0903 284 568
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây