Bảng thanh toán tiền lương mẫu số 02-LĐTL được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Mục lục bài viết
ẨnBảng thanh toán tiền lương là chứng từ kế toán được sử dụng làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động; đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu một số quy định về tiền lương, trả lương cũng như tham khảo mẫu Bảng thanh toán tiền lương ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Một số quy định về tiền lương, trả lương
Quy định về tiền lương
- Theo Bộ Luật lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
>>>Có thể bạn quan tâm: Cách tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm
Quy định về trả lương
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
- Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Mẫu Bảng thanh toán tiền lương
Dưới đây là mẫu Bảng thanh toán tiền lương được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các bạn có thể TẢI MIỄN PHÍ mẫu bảng lương được đính kèm ở phần đầu bài viết.
Đơn vị:...................
Bộ phận:................
Số:...............
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng..........năm...........
Số TT |
Họ và tên |
Bậc |
Hệ |
Lương |
Lương thời gian |
Nghỉ việc ngừng việc hưởng. ..% lương |
Phụ cấp |
Phụ |
Tổng |
Tạm |
Các khoản phải khấu trừ vào lương |
Kỳ II được lĩnh |
|||||||
Số SP |
Số tiền |
Số công |
Số tiền |
Số công |
Số tiền |
BHXH |
... |
Thuế TNCN |
Cộng |
Số tiền |
Ký nhận |
||||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
C |
Cộng |
Tổng số tiền (viết bằng chữ):...................................................................................
Ngày....tháng....năm ...
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hướng dẫn lập Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
- Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.
- Cột 1,2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.
- Cột 3,4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.
- Cột 5,6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.
- Cột 7,8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.
- Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.
- Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.
- Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.
- Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.
- Cột 13,14,15,16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.
- Cột 17,18: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II.
- Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.
Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.
Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Lời kết
Trên đây là một số quy định cần biết về tiền lương, mẫu Bảng thanh toán tiền lương và hướng dẫn cách lập chi tiết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ Kế toán Trường Thành theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất!
Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành
Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội
Số điện thoại: 090 328 45 68
Email: ketoantruongthanh68@gmail.com
Website: https://ketoantruongthanh.vn/