Ngày nay các doanh nghiệp ngày một tăng và như cầu về kế toán đối với các doanh nghiệp cũng tăng theo. Vậy kế toán trong doanh nghiệp có những gì cần biết và lưu ý hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
ẨnKế toán là một vị trí, chức vụ mà doanh nghiệp nào cũng phải có. Các doanh nghiệp có thể thuê công ty về kế toán bên ngoài hoặc tự tuyển kế toán riêng cho công ty của mình. Vậy có những điều gì cần biết và lưu ý về kế toán trong doanh nghiệp? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Kế toán
1. Kế toán là gì?
Kế toán Là người chịu trách nhiệm đo lường, xử lý, ghi chép thu chi, dữ liệu tài chính và lên báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Thêm nữa, kế toán viên còn có nhiệm vụ lưu trữ sổ sách, chứng từ và toàn bộ tài liệu quan trọng của công ty.
Tất cả thông tin, số liệu mà kế toán cung cấp đều phải chính xác và minh bạch không chỉ nhằm mục đích kê khai cho cơ quan nhà nước mà còn để chủ doanh nghiệp cân đối, điều chỉnh và phát triển kế hoạch kinh doanh.
2. Kế toán gồm những thành phần nào?
- Kế toán: bao gồm kế toán hàng hóa và nguyên vật liệu, sản phẩm; đồng thời còn có kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
- Giao dịch: thực hiện quản lý, giám sát các giao dịch bằng tiền mặt và tiền gửi, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình cũng như các giao dịch bằng ngoại tệ.
- Hạch toán: Hạch toán với đối tác (có thể là người bán hoặc người mua); tiến hành hạch toán tiền lương với người lao động; cùng với đó là hạch toán với người nhận tạo ứng cùng hạch toán với ngân sách.
3. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp
Kế toán là hoạt động diễn ra thường xuyên được thực hiện theo ngày, tháng, quý và theo năm. Bởi thế nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp chính là thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán hàng ngày
Cạnh đó kế toán doanh nghiệp cần phải giám sát, kiểm tra và kiểm soát các khoản thu chi tài chính tại doanh nghiệp, các nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước, các vấn đề liên quan đến việc hình thành và sử dụng tài sản doanh nghiệp. Mục đích là để theo dõi, phát hiện và năng chặn kịp thời nếu có tình trạng gian lận vi phạm pháp luật về hoạt động kế toán.
Từ đó kế toán sẽ tổng hợp, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những đề xuất, tham mưu về định hướng phát triển tài chính cho ban giám đốc
4. Đối tượng kế toán doanh nghiệp
Gồm 2 đối tượng tài sản và nguồn vốn
Tài sản
- Tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
- Tài sản lưu động.
Nguồn vốn
- Nguồn vốn chủ sở hữu.
- Nợ phải trả – các khoản đi vay.
5. Yêu cầu cơ bản kế toán doanh nghiệp
5.1 Phán ánh số liệu kế toán thường xuyên, liên tục
Các thông tin liên quan đến số liệu kế toán phải thường xuyên được phản ánh một cách liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc.
Tính liên tục này cũng cần được đảm bảo từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi doanh nghiệm chấm dứt hoạt động. Số liệu kế toán cuối kỳ này sẽ là căn cứ để xác định số liệu kế toán của đầu kỳ kế tiếp.
5.2 Phản ánh số liệu kịp thời và đầy đủ
- Mọi số liệu kế toán cần được ghi chép đầy đủ vào các chứng từ kế toán
- Các chứng từ kế toán đó sẽ vào số cái, sổ chi tiết, sổ nhật ký chứng từ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp đúng thời gian quy định.
- Phản ánh số liệu chính xác và trung thực là một yêu cầu của hoạt động kế toán
5.3 Phản ánh số liệu kế toán chính xác và trung thực
Đây là điều cần thiết đối với kế toán của các doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh rủi ro và các tổn thất không nên có
>>>Có thế bạn quan tâm: Mẫu sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng dùng cho hộ kinh doanh
5.4 Số liệu kế toán phải được phân loại và sắp xếp
Việc sắp xếp và phân loại các số liệu kế toán theo nội dung, theo trình tự một cách có hệ thống sẽ giúp kế toán phản ánh được thông tin nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời và chính xác, không bỏ sót hay tránh được sai lệch. Đồng thời giúp kế toán có thể so sánh được tình hình tài chính của tháng, quý, năm từ đó đưa ra được báo cáo chính xác nhất, những tham mưu hữu ích nhất về phương án phát triển liên quan tới kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
5.5 Chủ động cập nhật các quy định của pháp luật:
Vì lĩnh vực kế toán có liên quan mật thiết đến pháp luật và các quy định, nguyên tắc kế toán nên việc thường xuyên cập nhật các thông tư, nghị định của Nhà nước là điều bắt buộc.
5.6 Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng:
Ngày nay ngoại ngữ và công nghệ đang là hai vấn dề nổi trội hàng đầu vậy nên kế toán cũng không ngoại trừ hai điều này, họ cần nâng cao, trao dồi thêm về ngoại ngữ và tin học văn phòng cơ bản.
5.7 Kỹ năng giao tiếp và thương lượng:
Kỹ năng giao tiếp và đàm phán cũng cần được rèn luyện, nâng cao để sử dụng trong quá trình làm việc, thuyết trình số liệu cho lãnh đạo hoặc đưa ra ý kiến đóng góp cho doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần mở rộng mối quan hệ trong kinh doanh
5.8 Khả năng tư duy và phân tích logic:
Do công việc kế toán liên quan nhiều tới các con số và tính toán nên cũng cần có khả năng tư duy và phân tích logic để giải quyết những con số và những vấn đề về thuế, kế toán,...
Lời kết
Trên đây là những nội dung cần biết về kế toán trong doanh nghiệp mà các bạn cần biết. Còn thắc mắc hay những gì cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay tới Ké toán Trường Thành để nhận được sự giúp đỡ nhanh nhất !